Sàn gỗ công nghiệp và những điều bạn cần biết

Sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp mang đến vẻ đẹp sang trọng với những ưu điểm riêng. Nó xuất hiện hầu hết trong các công trình nhà dân dụng, thương mại, công cộng. 

Chính vì sự phổ biến của sản phẩm cùng với hàng loạt tiêu chuẩn và giá cả khác nhau khiến bạn không biết phải lựa chọn như thế nào? Để đưa ra quyết định lựa chọn sáng suốt thì bạn cần phải hiểu rõ về nó.

Trong bài viết hôm nay, An Phú Thịnh sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn diện về sàn gỗ công nghiệp.

1. Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp với công nghệ ép nén cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF, có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại được các ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu gỗ truyền thống như: cong vênh, co ngót, dễ trầy xước,…

Được tạo ra thông qua quá trình công nghệ cao, sàn gỗ công nghiệp mang lại vẻ đẹp và giống như gỗ tự nhiên. Đồng thời có độ bền và khả năng chống trầy xước cao hơn.

Để có sự lựa chọn tốt nhất cho công trình, chúng ta hãy đến với chi tiết cấu tạo, phân loại để xem có phù hợp hay không.

2. Cấu tạo, phân loại

sàn gỗ công nghiệp
Cấu tạo, phân loại

2.1 Thành phần cấu tạo 

Sàn gỗ công nghiệp được chia thành 4 lớp cụ thể như sau:

Lớp đáy sàn gỗ (lớp đế)

Là một lớp tổng hợp, có tác dụng chống ẩm, chống sự thâm nhập của hơi nước. Cũng như giúp tấm gỗ không bị cong trong giai đoạn lưu trữ đến lúc lắp đặt. Ở lớp đáy này sẽ ghi rõ ngày sản xuất và xuất xứ của sản phẩm.

Lớp cốt gỗ (hay còn gọi là lõi sàn gỗ công nghiệp)

Đây là phần cấu tạo dày nhất của sàn gỗ công nghiệp được tạo ra từ bột gỗ kết dính bằng keo và nén lại thành một khối chắc chắn. Lớp cốt gỗ quyết định tới khả năng chống chịu nước, khả năng chịu lực nên lớp cốt gỗ là lớp quan trọng nhất. Giá cả cao hay thấp, bền hay không bền là do lớp cốt gỗ.

Lớp vân

Đây là một lớp được gọi là giấy phim vân gỗ được in lên bằng công nghệ in Laser. Lớp này thể hiện vân gỗ, màu sắc. Nó cùng có thể tạo ra vân gỗ của bất kỳ loại gỗ, tông màu nào mà bạn mong muốn.

Lớp phủ bề mặt

Là một lớp nguyên liệu trong suốt thành phần chính là oxit nhôm nhằm tăng cường khả năng chống mài mòn, chống trầy xước cũng như khả năng chống nước thấm vào lõi gỗ.

2.2 Phân loại sàn gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay

2.2.1. Theo kích thước

+ Dòng 8 mm dành cho các công trình như nhà ở, văn phòng, hoặc các không gian mật độ đi lại thấp.

+ Dòng dày hơn dành cho những tòa nhà hành chính, phòng tập gym, nhà hàng, khách sạn và những nơi có mật độ đi lại cao.

2.2.2. Theo giá thành

Từ giá rẻ, tầm trung và sản phẩm cao cấp

+ Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ chủ yếu là các dòng có chất lượng bình thường, không chống nước.

+ Sàn gỗ tầm trung: sàn gỗ trong nước, các dòng nhập như sàn gỗ Thái Lan, sàn gỗ nhập khẩu khác,… có chất lượng tương đối, chống nước ổn trong điều kiện nhất định.

+ Sàn gỗ cao cấp: Sàn gỗ nhập từ Malaysia, Thụy Sĩ, Đức, Bỉ,… có khả năng chống nước tốt, độ bền cao

3. Ưu và nhược điểm

3.1 Ưu điểm

Giá cả phải chăng

Sàn gỗ công nghiệp thường có giá thành thấp hơn so với sàn gỗ tự nhiên, giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.

Tạo không gian sống sang trọng, thoải mái

Lát gỗ công nghiệp giúp nền nhà đẹp và sang trọng hơn, nâng cao giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng cho ngôi nhà. Đồng thời sản phẩm có độ đàn hồi giúp té ngã bớt đau hơn, giảm chấn thương, đi lại không bị lạnh chân vào mùa đông. Mặt nền nhà không bị đổ mồ hôi do gỗ có đặc tính cách nhiệt tương đối tốt.

Đa dạng về mẫu mã

Sàn gỗ công nghiệp có màu sắc phong phú, đa dạng, dễ chọn lựa. Được thiết kế nhân tạo nên thỏa sức sáng tạo các kiểu vân chứ không bị giới hạn. Chúng ta có thể tìm thấy cả 1000 mẫu vân gỗ, màu sắc khác nhau của rất nhiều thương hiệu sàn gỗ trên thị trường.

Dễ lắp đặt

Sàn gỗ công nghiệp thường được thiết kế với hệ thống khóa kết nối. Giúp dễ dàng lắp đặt nhanh chóng và tiết kiệm thời gian mà không cần sử dụng keo hoặc công cụ phức tạp. Sau khi muốn bỏ sàn cũ nền nhà không bị ảnh hưởng gì.

Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng

Bề mặt của sàn thường được phủ lớp bảo vệ chống trầy xước và chống ẩm mốc, giúp việc vệ sinh và bảo dưỡng trở nên dễ dàng. Chỉ cần lau chùi hàng ngày và bảo vệ đúng cách, sàn có thể giữ được vẻ đẹp lâu dài.

sàn gỗ công nghiệp
Ưu và nhược điểm

3.2 Nhược điểm

Không thể tái sử dụng

Do cấu tạo của nó, loại sàn này không thể tái sử dụng như sàn gỗ tự nhiên. Khi bị hư hỏng, nó phải được thay thế hoàn toàn những tấm ván bị hư đó.

Không dùng cho nơi quá ẩm ướt

Sàn gỗ công nghiệp cũng giống như các vật liệu lót sàn bằng gỗ khác, không thích hợp cho các khu vực có độ ẩm cao và tiếp xúc với nước trực tiếp. Nếu không được bảo vệ đúng cách, nước có thể làm ảnh hưởng đến lõi HDF/MDF và làm cong, phồng hoặc hỏng sàn.

4. Ứng dụng

Lát sàn nhà ở

Sử dụng trong lát sàn phòng khách, phòng ngủ,… mang lại không gian ấm cúng cho gia đình và người thân.

Ốp tường nhà ở

Sử dụng sàn gỗ công nghiệp với vân màu xen kẽ cho ốp tường là điểm nhấn của phòng khách.

Ốp trần, 

Ngoài những ứng dụng trên, sàn gỗ công nghiệp còn được sử dụng để ốp lát cho các khu vực phía ngoài như ốp trần, diềm mái.

Sự hỗn loạn của thị trường sàn gỗ công nghiệp cao cấp, giá rẻ đã làm cho người tiêu dùng trở nên lúng túng, không biết phải lựa chọn thế nào để tối ưu nhất. Bạn có thể dễ dàng mua phải hàng giả hàng nhái, hàng giá cao không đúng với giá trị thực của nó. Do vậy để mua được một sản phẩm tốt đòi hỏi người mua phải có sự tìm hiểu thông tin đa chiều, tìm gặp một đơn vị bán hàng uy tín. 

Liên hệ AN PHÚ THỊNH nhà phân phối độc quyền của Pergo để được tư vấn lựa chọn sản phẩm chất lượng phù hợp cho bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 093 303 2508

Địa chỉ: 15/17 Phan Văn Hớn, P, Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *